Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đến hết 30/9/2014 và kết quả một số chương trình
Tình hình dịch HIV
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong.
Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca mỗi năm. Mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng tổng số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD). Trong thời gian gần đây, bạn tình của người nghiện chích ma túy được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng.
Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình.
Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm dần trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2013, lần đầu tiên xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ năm 1997. Tuy tỉ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT đang giảm dần ở một số tỉnh, nhưng ở hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở mức đ́áng báo động. Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và Thành phố Hồ Chí Minh (18,2%).
Đối với nhóm phụ nữ bán dâm tỉ lệ này là 2,6%. Tuy nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao trên 10%, tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, và Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng cũng cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn so với PNBD nhà hàng, và ước tính có khoảng 3-8% PNBD tiêm chích ma túy. Trong số PNBD tiêm chích ma túy, tỉ lệ hiện nhiễm HIV là 25-30%.
Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm MSM ngày càng được ghi nhận rõ hơn. Số lượng các nghiên cứu và giám sát về hành vi trong nhóm MSM ngày càng tăng. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây truyền HIV chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy khá cao. Tại 8 tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Với số lượng người nghiện chích túy, phụ nữ bán dâm ở các khu vực kh́ác nhau, nên nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này và số lượng nhiễm HIV ở mỗi khu vực.
Chương trình ARV
Việt Nam bắt đầu triển khai mở rộng điều trị ARV từ năm 2006, cho đến nay có 318 điểm cơ sở điều trị ARV đặt tại cơ sở y tế, 47 điểm điều trị ARV tại các trại giam và trung tâm giáo dục chữa bệnh và lao động xã hội. Hiện nay, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai mở rộng các điểm cấp phát thuốc tại xã phường, đảm bảo tiếp cận tốt hơn cho người nhiễm HIV. Tính đến 30/9/2014, có 88.800 bệnh nhân đang điều trị ARV (84.375 bệnh nhân người lớn và 4.425 trẻ em); Số bệnh nhân điều trị ARV hiện nay chiếm khoảng 36% số nhiễm HIV có trong cộng đồng. Việc gia tăng số người được điều trị ARV trong thời gian qua đã làm giảm đ́áng kể số tử vong do AIDS hằng năm, trong những năm 2009 số ca nhiễm HIV báo cáo tử vong hằng năm khoảng 7.000- 8.000 ca, đến nay số ca tử vong báo cáo khoảng 2000-3000 ca tử vong mỗi năm.
Tuy nhiên, do tình trạng phân biệt đối xử còn phổ biến, bệnh nhân đăng ký điều trị muộn, bệnh nhân sống xa khu vực điều trị, nhiều bệnh nhân là người nghiện chích ma túy nên di biến động thường xuyên đã ảnh hưởng đến chất lượng điều trị ARV. Ngoài ra do tỷ bệnh nhân HIV mắc lao cao nên liên quan nhiều đến tình trạng tử vong của bệnh nhân AIDS. Ngoài ra kinh phí cắt giảm đã t́ác động đến các việc đảm bảo duy trì các xét nghiệm thường quy cho bệnh nhân, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng không còn duy trì, nên t́ác động đến các hoạt động hỗ trợ tuân thủ điều trị của bệnh nhân, cũng như giới thiệu bệnh nhân mới tham gia điều trị.
Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Việc xét nghiệm phát hiện phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm và triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 5%, nhiều địa phương trong thời gian qua như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Th́ái Nguyên không có trẻ nhiễm HIV sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai đồng bộ trong nhiều năm qua, tháng 6 hằng năm đều triển khai tháng chiến dịch lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhiều huyện trọng điểm về HIV được triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã phường. Do đó xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đã tăng từ 36,7% năm 2011 lên 49,7% trong năm 2013. Trong năm 2013, trong tổng số ước tính 2.981 phụ nữ mang thai được chẩn đoán dương t́ính với HIV, có 1.664 bà mẹ và 1.770 trẻ sơ sinh đã được điều trị dự phòng bằng ARV. Ước tính tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt 57%. Số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV đã giảm đ́áng kể trong những năm vừa qua.
Trích báo cáo của Bộ Y Tế
Nếu muốn biết: Làm thế nào để sống khỏe mạnh bình thường 30 năm sau khi bị nhiễm HIV kể cả đã ở giai đoạn AIDS hãy tham khảo:
Nếu muốn biết: Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về xét nghiệm HIV mãi mãi và điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào hãy tham khảo:
http://bacsi.bacsisaigon.com/xet-nghiem-va-dieu-tri-phoi-nhiem-hiv/