Lý giải trường hợp duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới


Cho tới nay, trường hợp "bệnh nhân Berlin" Timothy Ray Brown là người được cho là trường hợp duy nhất đã hoàn toàn thoát khỏi virus HIV bằng cách cấy ghép tủy. Tuy nhiên, những kết luận chính xác về yếu tố đã giúp ông Brown thoát khỏi căn bệnh thế kỷ là điều mà các nhà nghiên cứu trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đang tìm kiếm.

Timothy Ray Brown
 

"Bệnh nhân Berlin" Timothy Ray Brown là người được cho là trường hợp duy nhất đã hoàn toàn thoát khỏi virus HIV

Chính vì vậy, một nghiên cứu mới đây của Đại học Emory (Mỹ) đã giúp giải thích vì sao trường hợp của Timothy Brown đã thoát khỏi hoàn toàn virus HIV.
Timothy Brown là một bệnh nhân nhiễm HIV năm 1995. Anh sinh ra ở Mỹ nhưng được điều trị căn bệnh thế kỷ tại thủ đô nước Đức từ năm 2008 với biệt danh “bệnh nhân Berlin”. Sau khi được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới, Brown đã khỏi bệnh và cơ thể không còn dấu hiệu của sự xuất hiện virus HIV.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm thử nghiệm trên 3 con khỉ có virus SHIV (loại virus được coi là HIV ở động vật). Ba chú khỉ này được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới y như Timothy Brown.
Kết quả cho thấy, tại thời điểm mới tiến hành xong thí nghiệm, việc xạ trị có tác động rất tích cực. 99% tế bào CD4-T đối tượng xâm nhập và trú ngụ của virus HIV bị giết chết.
Điều này có thể khiến virus HIV không thể phát tán trong cơ thể và bị loại bỏ. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, khi các nhà nghiên cứu dừng điều trị ARV cho những chú khỉ, lượng virus SHIV tăng trở lại nhanh chóng ở 2 trong số 3 con vật thí nghiệm. Con khỉ thứ 3 vẫn còn virus HIV trong nhiều mô cơ thể khi nó chết (các nhà khoa học buộc phải cho con vật này chết để giải thoát sau khi nó bị suy thận). Điều này chứng tỏ 3 con vật thí nghiệm đã không được chữa khỏi bằng quá trình điều trị giống ông Brown.
Từ thí nghiệm trên, các chuyên gia nhận thấy rằng trị xạ chỉ có tác dụng tiêu diệt virus HIV ở mức nhất định chứ không loại bỏ được chúng hoàn toàn. Chính sự đột biến của tủy xương được cấy ghép mới là nhân tố tiêu diệt nốt virus HIV còn sót lại.
Như vậy, trong trường hợp của “bệnh nhân Berlin”, điều giúp anh có thể khỏi bệnh chính là đột biến di truyền trong tủy xương mà anh được hiến tặng. Tủy xương mà Timothy Brown được cấy ghép có khả năng gây đột biến trên tế bào miễn dịch CD4-T. Đột biến này có tên Delta 32, hiểu đơn giản là việc thụ thể CCR5 của tế bào CD4-T bị thay đổi về hình thức. Do đó, virus HIV không thể nào xâm nhập vào và phá hủy CD4-T như trong cơ chế thông thường.
Một giả thuyết khác cũng hợp lý đó là hiện tượng đột biến Delta 32 khiến các tế bào miễn dịch mới của Timothy Brown tự tấn công và tiêu diệt tế bào CD4-T gốc của anh. Vì vậy, sau trị xạ và cấy ghép tủy xương, virus HIV không còn chỗ sinh sống trong cơ thể Brown và bị tiêu diệt.
Cho tới nay, ông Timothy Brown không cần sử dụng thuốc kháng virus ARV mà vẫn không phát hiện sự có mặt của virus HIV trong cơ thể. Như vậy, sự kết hợp trị xạ và gene đột biến kháng virus HIV có thể là chìa khóa dẫn tới việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ cho “bệnh nhân Berlin” nói riêng, cũng như các bệnh nhân nhiễm HIV trong tương lai.
Sau thành công của ông Timothy Brown, các chuyên gia nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều trị giống như của “bệnh nhân Berlin” cho 2 người nhiễm HIV khác. Tuy nhiên, những người hiến tặng tủy xương trong các trường hợp này không có đột biến hiếm gặp ở gen CCR5 nên thời gian đầu 2 bệnh nhân dường như thoát khỏi HIV, nhưng virus đã tái xuất sau vài tháng và họ buộc phải sử dụng thuốc kháng virus trở lại.


Theo Maskonline

 

Nếu muốn biết: Làm thế nào để sống khỏe mạnh bình thường 30 năm sau khi bị nhiễm HIV kể cả đã ở giai đoạn AIDS. Hãy tham khảo: 

BÍ QUYẾT ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS

 

Nếu muốn biết: Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về xét nghiệm HIV mãi mãi và điều trị khi có nguy cơ lây nhiễm HIV như thế nào? Hãy tham khảo:

XÉT NGHIỆM HIV VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM