SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (A-91)

 

sốt xuất huyết

 

 

1.Chẩn đoán:

  • Sống vùng dịch tễ SXHD

  • Sốt 2-7 ngày

  • Xuất huyết các mức độ 

  • XN: BC, TC giảm, HCT tăng, virut Dengue (+)

2. Chẩn đoán phân biệt:

- Sốt do virus khác

- Sốt mò

- Sốt rét

- Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, vi khuẩn gram âm, …

- Sốc nhiễm khuẩn

- Các bệnh máu

- Bệnh lý ổ bụng cấp, …

3. Lâm sàng:

3.1. H/C nhiễm trùng nhiễm độc

- Sốt cao đột ngột, liên tục, sốt nóng có gai rét từ 2-7 ngày

- Nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

3.2.H/C xung huyết, xuất huyết

- Da xung huyết, phát ban.

- Xuất huyết các mức độ: da, niêm mạc, nội tạng.

3.3.Triệu chứng có thể có

Đau tức HSP, gan to, chán ăn, buồn nôn, khó thở, sốc

4. Cận lâm sàng

·        Huyết học: TPTTBM (HĐ) ( theo dõi trong ngày, hàng ngày hay cách ngày tùy kết quả). Nhóm máu

·        Sinh hóa: AST, ALT, điện giải, glucose ( theo dõi trong quá trình điều trị tùy kết quả). Nước tiểu(TPT).

·        Vi sinh: NS1(5 ngày đầu của bệnh), test Dengue (IgM,IgG), PCR Dengue

·        ECG, siêu âm bụng tổng quát, XQ tim phổi( theo dõi trong quá trình điều trị tùy kết quả).

*Làm 1 số XN khác khi cần để chẩn đoán phân biệt.

 

5. Điều trị

5.1. Điều trị sốt

·        Biện pháp vật lý: Nới lỏng quần áo, chườm mát

·        Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/24h.

Chú ý:

·        Không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

·        Cân nhắc dùng paracetamol khi có tổn thương gan.

5.2. Bù dịch sớm:

·         Khuyến khích uống Oresol áp lực thẩm thấu thấp (Hydrite), nước trái cây, ăn cháo muối loãng

·        Có thể truyền dịch khi cần thiết.

+ Dịch truyền bao gồm: Ringer lactate (hạn chế khi có tổn thương gan) , NaCl 0,9%. Căn cứ HCT, điện giải(Na+)

+ Dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES) khi shock mà RL hay NaCl 0,9% không giải quyết được

Chú ý: đề phòng quá tải tuần hoàn nhất là giai đoạn hết sốt (tái hấp thu)

·        Truyền khối hồng cầu lắng: Xuất huyết nặng khi hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%).

·        Truyền tiểu cầu:Khi xuống nhanh < 50G/L kèm theo xuất huyết nặng.

Hoặc < 5G/L mặc dù chưa có xuất huyết

·        Truyền plasma tươi, lạnh:  khi có rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng.

5.3 Điều trị triệu chứng khác

·        Hỗ trợ gan, sinh tố (không dùng VTMC), an thần

·        Chỉ chọc tháo dịch màng phổi, màng bụng, màng tim khi chúng đe dọa tính mạng ( chọc kim nhỏ, tránh sang chấn, người có kinh nghiệm, có cam kết của gia đình BN)

5.4. Khi có suy tạng nặng: hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn tích cực, nên chuyển ICU

6. Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện

·        Hết sốt >48 giờ, tỉnh táo.  Mạch, huyết áp, thở bình thường

·        Số lượng tiểu cầu > 50G/L