Chẩn đoán và điều trị bệnh uốn ván

 

VI KHUẨN UỐN VÁN

 

I. CHẨN ĐOÁN:

1. Chẩn đoán xác định:

Chủ yếu dựa vào lâm sàng, ở bệnh viện chưa có xét nghiệm đặc hiệu

+ Có vết thương nghi là cửa ngõ

+ Cứng hàm là triệu chứng đầu tiên và bao giờ cũng có

+ Co cứng liên tục các cơ theo thứ tự đầu mặt cổ, thân mình, tứ chi

+ Có cơn co giật trên nền co cứng

+ Chưa tiêm phòng

2. Chẩn đoán thể bệnh:

- Theo thời gian diễn biến bệnh:

  . Tối cấp : trong vòng 24 - 48h đầu

  . Bán cấp

  . Mạn tính

- Theo định khu:

+ Toàn thể (80 – 90%)

+ Cục bộ:

  . Uốn ván đầu

  . Uốn ván chi

3. Chẩn đoán mức độ:

Độ (Tiên lượng)

I ( vừa)

II ( nặng )

III ( rất nặng)

Thời gian ủ bệnh

>12 ngày

7-12 ngày 

< 7 ngày

Thời gian khởi phát

>5 ngày

2-5 ngày

< 48h

Cơn co giật toàn thân

Không, nhẹ

Ngắn, thưa

Nặng, mau

Đáp ứng thuốc an thần

Tốt

Liều cao

Phải mở KQ

Mạch

<100l/p

100-140l/p

>140l/p

Huyết áp

Bình thường

Bình thường

Hạ

4. Chẩn đoán phân biệt:

- Khi chỉ có dấu hiệu cứng hàm (ở giai đoạn khởi phát)

Cần phải chẩn đoán phân biệt với các ổ nhiễm khuẩn khu vực như: Viêm tấy Amydal, viêm tấy nền miệng, viêm quanh răng, tai biến răng khôn mọc lệch, viêm khớp thái dương hàm... Các bệnh này có đặc điểm: Thường đau ở  một bên rõ rệt, có sưng hạch bạch huyết khu vực kế cận, không kèm co cứng cơ mặt, cơ gáy, cổ. Bệnh nhân cứng hàm nhưng vẫn có thể cố gắng há ra được, không gây cứng thêm. Xét nghiệm: Bạch cầu máu tăng cao.

- Khi đã có cơn giật cứng, cần phải phân biệt với

Viêm màng não: Khác uốn ván là tuy có cứng gáy và cơ lưng, nhưng không cứng hàm. Dịch não tuỷ thay đổi theo bệnh lý.

Ngộ độc Strychnin: Co cứng cơ toàn thân cùng một lúc không qua giai đoạn cứng hàm, không sốt, có tiền sử dùng Strychnin.

Cơn Tetani (do giảm canxi máu): Thường gặp ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, thường co cứng và co giật ở đầu chi, ít co cứng cơ lưng, không có cứng hàm, khám thấy các dấu hiệu Chvostek và Trousseau dương tính.

Cơn Hysterie: Cơn giật xảy ra đột ngột, trương lực cơ sau cơn trở lại bình thường, không sốt, không có vết thương.

Bệnh dại: Với uốn ván thể sợ nước phải phân biệt với bệnh dại. Trong bệnh dại, chỉ co cứng cơ nhất thời, còn uốn ván cứng hàm và co cứng cơ liên tục. Bệnh dại có tiền sử chó cắn.

 

II. ĐIỀU TRỊ :

1. Nguyên tắc

- Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh.

- Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván.

- Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT.

- Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật.

- Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ.

2. Kháng sinh :

- Metronidazol 0,5 g x 3 lần, truyền tĩnh mạch cách 8 giờ/lần.

- Có thể dùng các kháng sinh Cephalosporin khác bằng đường tiêm tĩnh mạch

- Dùng trong 7-10 ngày.

3. Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu:

- Nếu đã được tiêm SAT tại bệnh viện tuyến trước thì cân nhắc việc tiếp tục dùng SAT.

- SAT 1500 đơn vị x 6-10 ống tiêm bắp. Thử test trước tiêm.

- Nếu thử test SAT dương tính thì giải mẫn cảm theo phương pháp Besredka.

4. Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật:

- Thuốc dùng ban đầu: Diazepam

+ Cách 2-4 giờ dùng thuốc một lần.

+ Dùng xen kẽ thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch) và thuốc uống (qua sonde dạ dày ).

+ Tuỳ đáp ứng lâm sàng, điều chỉnh liều tối thiểu để bệnh nhân nằm yên, không

còn co giật nhưng vẫn co cứng cơ mức độ nhẹ khi kích thích.

+ Không nên dùng quá 240 mg Diazepam/ngày.

- Khi dùng Diazepam liều tối đa mà không hiệu quả thì có thể dùng thêm Thiopental, nhưng phải ở đơn vị hồi sức tích cực.

- Khống chế cơn co giật bằng Cocktailytique:

+ Thành phần hỗn hợp: Aminazin 0,025g x 1 ống + Dolargan 0,1g x 1 ống +

Dimedrol 0,01g x 1 ống

+ Hỗn hợp các thuốc sau khi lấy vào bơm tiêm được tiêm bắp ngay ½ - 1 liều.

5. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn:

+ Thở oxy

+ Duy trì huyết động bằng truyền dịch

+ Khi cần thiết có thể dùng thêm thuốc vận mạch.

6. Tại vết thương cần làm sạch, để hở, thay băng hàng ngày.

7. Chăm sóc, hộ lý:

+ Là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới thành bại của điều trị

+ Nên đặt sonde dạ dày, sonde tiểu càng sớm càng tốt

+ Tuân thủ nghiêm ngặt giờ giấc cho bệnh nhân uống thuốc, ăn súp

+ Hút đờm đờm dãi, vệ sinh, chống loét điểm tì đè cho bệnh nhân.

 

III. Tiêu chuẩn ra viện:

-  Hết sốt. 
-  Không còn các cơn cứng co, đi lại được, nuốt và nói bình thường . 
-  Các tổn thương khác (nếu có) hồi phục hoàn toàn.