CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU

 

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

  1. Sốt nhẹ, mệt mỏi

  2. Ban mụn nước rải rác toàn thân kèm theo có ngứa

  3. Phân lập virus hoặc làm PCR từ dịch mụn nước

 

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  1. Chốc lở có ban mụn nước: do vi khuẩn khi da bị trầy xước

  2. Mụn nước do Herpes simplex

  3. Bệnh tay chân miệng: bóng nước thường nhỏ, nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông, viêm loét nhiều ở họng.

 

LÂM SÀNG

Khởi đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn

Nổi các hồng ban chừng vài milimet, lúc đầu ở thân mình, sau đó đến mặt, tay chân. Các hồng ban cũng nổi ở niêm mạc như miệng, mắt.

24 giờ sau các hồng ban này thành ban mụn nước có dịch trong. 24 giờ sau dịch mụn nước thành đục. Một tuần sau mụn nước khô đi, đóng mài, không để lại sẹo.

Phân lập virus hoặc làm PCR từ dịch mụn nước

 

BIẾN CHỨNG

a- Nhiễm trùng da: Bệnh nhân gãi vì ngứa làm bóng nước vỡ, da bị trầy, thêm giữ vệ sinh kém làm dễ nhiễm trùng. Nhiễm trùng da nặng có thể gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

b- Viêm não: thường xảy ra sau thời kỳ bóng nước 2 – 6 ngày, bệnh nhân bị run giật nhãn cầu, co giật, hôn mê.

c- Hội chứng Reye: Trong bệnh thủy đậu, có thể bị hội chứng này  nếu dùng Aspirine để hạ sốt hay giảm đau : trẻ cảm thấy lo lắng, kích thích, co giật, hôn mê, xuất huyết, tăng đường máu.

 

 ĐIỀU TRỊ

Thuốc kháng virus: Acyclovir hiệu quả khi dùng 24 giờ trước khi nổi mụn nước. Liều thông thường 800mg x 5 lần/ ngày x 7 ngày hoặc: Mangoherpin 100mg uống 2 viên x 3 lần/ ngày x 7 ngày.

Giảm đau, hạ sốt: dùng Paracetamol, không dùng Aspirine để tránh hội chứng Reye.

Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Dùng kháng Histamin giảm ngứa.

Bệnh nhẹ thường tự khỏi.

Cần chăm sóc da để tránh biến chứng nhiễm trùng.

Giữ vệ sinh: tắm rửa sạch sẽ, thay khăn trải giường thường xuyên.

 

TIÊU CHUẨN RA VIỆN

Ban khô, bong vảy