Xử trí khẩn cấp khi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV như thế nào

Khi có sự cố lây nhiễm HIV, cần phải xử trí khẩn cấp càng nhanh càng tốt. Người bị phơi nhiễm nếu uống ARV trong 2-6 giờ đầu rất ít khả năng bị lây nhiễm HIV.

Ngày đăng: 21-03-2015

53,056 lượt xem

Cách nhanh nhất để không bị nhiễm HIV  sau khi đã có nguy cơ bị lây bệnh

From: Bác Sĩ Nguyễn Duy Thế - Bệnh Viện 175 - TP HCM - Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV/AIDS

Phơi nhiễm HIV có nghĩa là các sự cố hay hành vi của người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết của cơ thể người nhiễm HIV mà có thể bị lây bệnh.

Các trường hợp cụ thể như:

  1. Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.

  2. Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn dính máu của người bị HIV đâm vào hay dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV

  3. Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng.

  4. Truyền máu của người nhiễm HIV.

Bạn cần biết:

  1. Phải xử lý vết thương tại chỗ bằng các dung dịch sát trùng, mắt, mũi, miệng nên rửa bằng nước muối sinh lý (Natriclorid 9%o)

  2. Điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV phải càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 2-6 giờ, chậm nhất là 72 giờ sau khi phơi nhiễm.

  3. Điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV giảm từ 80 - 99,9 % nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

  4. Phải xét nghiệm HIV ngay sau khi bị phơi nhiễm và 3 lần nữa sau 1 tháng, 3 tháng, một số trường hợp đặc biệt sau 6 tháng.

Ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV

Ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV qua các sự cố và hành vi nguy cơ phơi nhiễm

 

Nếu bạn gặp những vấn đề sau:

  1. Mất ăn, mất ngủ vì lo lắng do đã quan hệ tình dục không an toàn với 1 người khác mà nghi ngờ người đó nhiễm HIV

  2. Bàng hoàng rụng rời vì mới phát hiện ra người bạn tình của mình có xét nghiệm HIV ( +)

  3. Bị kim tiêm đâm vào người, dính máu của người nhiễm HIV mà không biết có thể bị lây bệnh hay không.

Hay bạn đang: 

  1. Không biết mua thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV ở đâu? không biết dùng thuốc như thế nào, có tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra không?

  2. Đọc đủ thứ thông tin về HIV trên mạng, gọi điện tư vấn khắp nơi mà mỗi người lại nói một khác làm bạn càng lo sợ, bất an.

  3. Cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng vì không biết chia sẻ cùng ai.

 

Hãy nhớ: 

Bất kỳ các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV đều có thể điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc kháng vi rút (viết tắt là ARV) vì ARV sử dụng sớm ngay sau khi phơi nhiễm có thể phòng ngừa được nhiễm HIV bằng cách ngăn chặn quá trình xâm nhập của HIV vào các tế bào CD4 trong 72 giờ đầu.

 

TENOFOVIR + LAMIVUDIN + EFAVIRENZ

1 loại thuốc ARV phối hợp 3 trong 1 

Hiệu quả cao và an toàn trong điều trị phơi nhiễm HIV được BỘ Y TẾ khuyến cáo sử dụng.

TDF-3TC-EFV  300mg/300mg/600mg

 

Tư vấn và mua thuốc điều trị phơi nhiễm HIV